Ô tô đã trở thành một phương tiện vô cùng quen thuộc trong đời sống thường ngày của con người. Số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp chỉ tính riêng tại Việt Nam mỗi năm cũng lên đến mấy trăm nghìn chiếc. Phổ biến là vậy nhưng bạn có biết cấu tạo cơ bản của ô tô gồm những bộ phận nào? Đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo cơ bản của ô tô
Cấu tạo cơ bản của ô tô bao gồm những bộ phận chính: Động cơ, Khung gầm, Hệ thống điện, Cabin.
Động cơ ô tô
Động cơ được ví như “trái tim” của cả chiếc xe. Nó hoạt động thì xe mới có thể chuyển động được. Nó có nhiệm vụ cung cấp công suất, mô-men xoắn đến các bánh xe, nhờ đó mà ô tô có thể di chuyển.
Động cơ bao gồm rất nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp. Có thể kể đến một số bộ phận quan trọng mà xe nào cũng có:
+ Bugi
+ Hệ thống van nạp và xả
+ Piston
+ Thanh truyền
+ Trục khuỷu
+ Các hệ thống bánh răng, dây cu loa….
+ Động cơ ô tô được chia thành 3 loại chính sau:
- Động cơ hơi nước: Là loại động cơ sử dụng nhiệt năng của hơi nước để chuyển hóa thành công năng. Động cơ này được sử dụng cho máy bơm, tàu thủy, xe máy cày và một số loại xe cơ giới khác.
- Động cơ đốt trong: Là động cơ cung cấp năng lượng từ sự giãn nở của khí hydrocacbon được tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu (xăng hoặc dầu diesel).
- Động cơ điện: Là động cơ hoạt động dựa trên cảm ứng điện từ, sử dụng năng lượng điện năng chuyển đổi thành cơ năng.
Khung gầm ô tô
Khung gầm ô tô góp phần quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng tải của xe. Giúp xe có kết cấu chắc chắn và an toàn khi di chuyển trên mọi địa hình. Hệ thống khung gầm bao gồm nhiều hệ thống với các nhiệm vụ khác nhau:
Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực bao gồm bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục.
Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là dùng để truyền mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động, đồng thời cũng giúp thay đổi độ lớn và chiều hướng của mô-men xoắn.
Hệ thống phanh xe
Hệ thống phanh xe có tác dụng giảm tốc, giúp người lái dừng xe theo ý muốn. Một số bộ phận thuộc hệ thống phanh xe như xi lanh chính và bộ trợ lực, phanh đĩa, má phanh, bàn đạp phanh,…
Hệ thống phanh xe được chia thành 4 loại phổ biến:
- Phanh đĩa: Thường được gắn vào bánh trước của xe và hoạt động theo nguyên lý ma sát, giúp xe dừng đỗ hoặc giảm tốc hiệu quả.
- Phanh tang trống: Phanh tang trống còn được gọi là phanh guốc. Bằng cách sử dụng áp suất thuỷ lực truyền từ xi lanh chính đến xi lanh phanh, guốc phanh sẽ được ép vào trống, trống phanh này lại quay cùng với lốp khiến bánh xe dừng lại.
- Phanh khẩn cấp: Hệ thống phanh thứ cấp, tạo ra lực cơ học lên bánh xe. Phanh giữ xe đứng yên trong các tình huống khẩn cấp.
- Chống bó cứng phanh (ABS): Các dòng xe ô tô đời mới đều được trang bị loại ABS này. Khi phanh đột ngột, ABS sẽ ngăn bánh xe bị bó cứng, giữ lốp xe khỏi trơn trượt.
Hệ thống lái
Đây là hệ thống giúp người lái điều chỉnh hướng di chuyển xe theo ý muốn của mình. Ngoài ra giúp đảm bảo độ êm cho xe.
Hệ thống lái bao gồm các bộ phận chính sau:
- Vô lăng lái
- Trục lái
- Bộ phận hỗ trợ lái
- Thước lái
- Hệ thống giảm xóc và bánh xe.
Hệ thống treo
Hệ thống treo có tác dụng nâng đỡ động cơ và toàn bộ thân xe, hỗ trợ truyền lực và mô-men từ bánh lên khung hoặc vỏ xe.
Hệ thống treo sẽ bao gồm 3 bộ phận chính: đàn hồi, dẫn hướng và giảm chấn.
Hệ thống thân vỏ
Hệ thống thân vỏ hay còn gọi là hệ thống khung xe: vỏ xe, đuôi xe, nắp… Nó có tác dụng định hình xe, giữ ổn định kết cấu bên trong của ô tô.
Hệ thống thân vỏ chia làm 2 loại:
- Khung gầm rời
- Khung gầm liền vỏ
Hệ thống điện ô tô
Hệ thống này có chức năng điều khiển phần lớn toàn bộ hoạt động của ô tô. Theo thời gian, nó ngày càng được chú trọng và nâng cấp, tích hợp nhiều chức năng, công nghệ hiện đại.
Hệ thống điện ô tô sẽ bao gồm các phần chính:
- Hệ thống khởi động sẽ làm quay trục khuỷu, truyền qua vành răng để kích hoạt động cơ đốt trong.
- Hệ thống nạp điện tạo ra nguồn điện cho quá trình nổ máy, cung cấp điện cho ắc quy và các thiết bị khác trên xe.
- Hệ thống điều khiển động cơ ECU tiếp nhận, xử lý thông tin đầu vào và truyền lệnh để điều khiển thiết bị.
- Hệ thống tín hiệu, chiếu sáng và thông báo.
- Hệ thống phụ trợ.
- Hệ thống lái và phanh xe.
Cabin
Cabin hay còn được gọi là khoang chứa nội thất. Đây là bộ phận trực tiếp mang lại trải nghiệm cho người dùng. Đó là bởi người sử dụng xe sẽ trải nghiệm chất lượng ô tô nhiều nhất ở không gian này. Có mang lại sự thoải mái, thuận tiện không? Ngoài ra nó còn là tiêu chí để đánh giá tính thẩm mỹ của chiếc xe.
Nội thất xe bao gồm:
+ Hệ thống cách âm bên trong xe
+ Ghế ngồi
+ Dây thắt và túi khí để đảm bảo an toàn
+ Hệ thống chiếu sáng
+ Các vị trí chứa đồ dùng cá nhân
+ …
Nắm được những thông tin về cấu tạo cơ bản của ô tô trên đây sẽ giúp chủ xe biết cách sử dụng hiệu quả và bảo xe tốt hơn. Cập nhật thêm những thông tin hữu ích tại website Hải Anh Auto Sửa xe Châu Âu.