Phụ tùng động cơ và Hệ thống điện Audi là những bộ phận chủ chốt giúp xe vận hành trơn tru và hiệu quả nhất. Phụ tùng động cơ và Hệ thống điện Audi bao gồm nhiều chi tiết quan trọng. Yêu cầu chủ xe cần nắm được và có cách bảo dưỡng phù hợp.
Phụ tùng động cơ Audi gồm những gì?
1. Bugi
Bugi là bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa, đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của động cơ xe. Bugi ô tô có tác dụng phát sinh ra tia lửa điện giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát giúp đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh.
2. Xilanh
Xi lanh là nơi diễn ra quá trình đốt cháy nhiên liệu giúp piston chuyển động, trục khuỷu quay tạo không gian hút và nén khí trong quá trình vận hành xe. Audi sử dụng động cơ 5 xylanh cho các sản phẩm xe của hãng.
3. Trục cam
Trục cam thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô. Đây là chi tiết quan trọng của cơ cấu phân phối khí. Trục cam gắn liền với nhiệm vụ mở xupap để nạp và xả khí cho động cơ. Với các cấu tạo và kết cấu đặt biệt linh hoạt khiến nó có thể làm việc với một cường độ cao trong môi trường khắc nghiệt mà vẫn đóng mở các xupap chính xác hoàn hảo.
4. Xu-pap
Hệ thống đóng, mở xi-lanh chính là xu-pap. Loại này có nhiệm vụ đóng hoặc mở đúng với thời điểm giúp cho nhiên liệu cùng như khí thải ra một cách hợp lý nhất.
Năng lượng đốt cháy nhờ sự hoạt động chính xác của xu-pap. Nhờ đó lượng khí sinh ra cũng ít hơn.
5. Trục khuỷu
Trục khuỷu hay còn được gọi là trục cơ. Đây là bộ phận dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Chúng thực hiện quá trình sinh công khi nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston và tạo ra momen quay sinh công khi nhận lực từ piston.
Hệ thống điện Audi gồm những gì?
1. Máy phát điện
Máy phát điện giúp tạo ra dòng điện cung cấp cho ắc quy và toàn bộ hệ thống, thiết bị điện trên xe. Máy phát điện có 3 nhiệm vụ chính: phát điện, biến dòng điện xoay chiều thành một chiều, chỉnh điện áp đầu ra.
2. Ắc quy
Ắc quy Audi có nhiệm vụ lưu trữ nguồn điện từ máy phát điện và cung cấp ngược lại. Giúp xe khởi động, duy trì hoạt động của các thiết bị điện khi xe không nổ máy, máy phát điện chưa hoạt động. Ắc quy còn hỗ trợ cấp điện cho một số thiết bị trong trường hợp sử dụng dòng vượt quá dòng định mức cho phép của máy phát.
3. Máy khởi động
Máy khởi động (còn gọi là máy đề, bộ đề hay củ đề) có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ để khởi động động cơ ô tô.
4. Relay và cầu chì
Relay (rơ-le) là một loại công tắc giúp tự động đóng ngắt mạch điện điều khiển, điều khiển hoạt động của mạch điện động lực. Còn cầu chì có nhiệm vụ tự động đóng ngắt dòng điện trên hệ thống dây dẫn khi xảy ra hiện tượng quá dòng. Cả hai thiết bị này đều nhằm bảo vệ an toàn cho hệ thống điện trên xe ô tô.
5. Dây điện
Dây điện giúp kết nối và truyền tải dòng điện từ máy phát hay ắc quy đến toàn bộ hệ thống điện trên ô tô.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.